Code Blox Fruit

ÍT TRẺ, GIÁO VIÊN NGHỈ VIỆCLàm việc trong ng&agra banthang tv

【banthang tv】Mầm non tư thục nhiều nơi vật vã tuyển sinh

ÍT TRẺ,ầmnontưthụcnhiềunơivậtvãtuyểbanthang tv GIÁO VIÊN NGHỈ VIỆC

Làm việc trong ngành chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non đã 15 năm nay, nhưng năm học này là khoảng thời gian thấm thía cái khó của cô Hồ Thị Kim Loan, chủ lớp mẫu giáo Liên Hoa, Q.Tân Phú, TP.HCM.

Mầm non tư thục nhiều nơi vật vã tuyển sinh - Ảnh 1.

Một cơ sở mầm non tư thục dừng hoạt động ở Q.1, TP.HCM

THÚY HẰNG

Làm theo đúng giấy phép, lớp mẫu giáo của cô Loan có thể nuôi dạy hơn 50 bé. Tuy nhiên thời gian qua, lớp của cô chỉ tuyển sinh được 20 bé. "Đầu năm 2023 - 2024, lớp có 25 bé, vừa mừng được một chút thì tới tháng 10, bé thì chuyển sang trường công lập vì bên đó vẫn nhận trẻ, ba mẹ muốn trẻ học ở nơi rộng rãi hơn. Bé thì ba mẹ là công nhân làm việc ở Công ty P.Y nhưng bị mất việc, gia cảnh khó khăn nên về quê. Có bé ở nhà ông bà giữ. Vậy nên bây giờ lớp chúng tôi chỉ có 20 bé", cô Loan nói.

Để có thêm được đồng nào hay đồng đó, lớp của cô Loan nhận trông thêm các bé mẫu giáo của trường công lập vào thứ bảy.

Mỗi tháng, tính cả học phí, tiền ăn bán trú…, cô Loan thu mỗi phụ huynh 3 triệu đồng/trẻ, mức thu này nhiều năm không tăng. Song trong bối cảnh trượt giá, cái gì cũng tăng, cô phải đau đầu trong việc tính toán làm sao co kéo cho đủ chi phí trả lương, đóng bảo hiểm cho các cô giáo, các khoản mua sắm đồ dùng thiết bị học tập, đồ chơi, học phẩm; đặc biệt là chăm sóc cho bữa ăn của trẻ ở lớp được tươm tất, đủ chất, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước đây khi còn đông trẻ, lớp mẫu giáo Liên Hoa có 3 cô giáo phụ trách nhưng hiện nay do số trẻ ít, chỉ còn 2 cô. Đáng chú ý, chính cô Loan là người chủ động đi xin việc cho cô giáo phải nghỉ, vì không nỡ để cô thất nghiệp.

Cô Loan chia sẻ may mắn là mở lớp học tại nhà của mình, không phải tốn hàng chục triệu đồng mỗi tháng đi thuê mặt bằng, nếu không thì cô cũng không biết làm sao có thể cầm cự được trong tình thế khó khăn này.

Mầm non tư thục nhiều nơi vật vã tuyển sinh - Ảnh 2.

Một cơ sở giáo dục liên cấp ngoài công lập (có bậc mầm non) dừng hoạt động ở chi nhánh trên đường Phan Xích Long, Q.Bình Thạnh

THÚY HẰNG

TRƯỜNG DỰ TRÙ 350 TRẺ, TỚI NAY MỚI CÓ 100 TRẺ

Trong buổi đối thoại với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực giáo dục do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức đầu tháng 10 vừa qua, nhiều người xót xa trước tâm sự của bà Đào Thị Tin, Giám đốc Công ty TNHH giáo dục Thiên Ân Phúc, đơn vị có 4 trường mầm non tư thục ở Q.Gò Vấp, TP.Thủ Đức và 1 trung tâm ngoại ngữ.

"Sau đại dịch Covid-19, các trường ngoài công lập gặp muôn vàn khó khăn, chúng tôi mất nhiều công sức để gầy dựng, nhưng đến thời điểm này thì hoàn toàn bế tắc", bà Tin nói.

"Trường chúng tôi xây dựng, dự trù có 350 cháu. Nhưng vào thời điểm này mới tuyển sinh được hơn 100 cháu, do các công ty, xí nghiệp gặp nhiều khó khăn phải giải thể, nhiều người về quê. Số cô đông hơn số trẻ, trong khi mình phải lo lương hằng tháng. Chúng tôi phải nợ tiền bảo hiểm cho các giáo viên mấy tháng qua", bà Tin nghẹn ngào kể.

NHÓM TRẺ, LỚP MẪU GIÁO ĐỘC LẬP ĐỀU KHÓ KHĂN

Chia sẻ với PV Thanh Niên, anh N.T.T, chủ một trường mầm non tư thục trên địa bàn TP.HCM, cho biết thời điểm từ giữa năm đến nay, kinh tế bị ảnh hưởng, nhiều công ty cắt giảm nhân sự, giảm lương, giảm giờ làm nên phụ huynh thắt chặt hầu bao, tính toán lại chi phí học hành cho con.

Bên cạnh đó, đầu tư công vào giáo dục tăng mạnh, nhiều trường mầm non công lập rộng rãi, khang trang được đưa vào hoạt động. Phân khúc mầm non học phí dưới 3 triệu đồng/tháng bị ảnh hưởng nặng bởi sự chuyển dịch này.

Phân khúc mầm non học phí cao cũng bị ảnh hưởng khi phụ huynh giảm chi phí đầu tư giáo dục cho con. Phân khúc học phí trung bình ít bị ảnh hưởng về sĩ số, tuy nhiên sẽ phải tập trung giải bài toán về chi phí tăng. Giá thực phẩm tăng cao, điều chỉnh tăng lương cho nhân sự, làm tăng chi phí vận hành.

Ở các khu vực có khu công nghiệp, các nhà máy không có việc làm, sa thải bớt công nhân, làn sóng di chuyển về quê khá đông; nên các mô hình nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập bị ảnh hưởng nặng vì thiếu học sinh; phải đóng cửa hoặc sang nhượng.

Chị Trần Thị Thu Hòa, chủ một lớp mẫu giáo độc lập tại Q.Tân Bình (TP.HCM), có 10 năm làm việc trong lĩnh vực này, cho hay hiện nay tuyển sinh lớp mẫu giáo hay nhóm trẻ đều rất khó, tuyển sinh không được. Bởi nhóm trẻ theo quy định chỉ giữ trẻ dưới 36 tháng tuổi. Lớp mẫu giáo chỉ được giữ trẻ trên 36 tháng tuổi tới 6 tuổi. Nghịch lý là khi trẻ 12 - 36 tháng tuổi là độ tuổi phụ huynh có nhu cầu gửi con rất nhiều nhưng họ e ngại cho con học nhóm trẻ, vì chẳng lẽ con đang học quen bạn bè cô giáo mà 3 tuổi phải chuyển sang lớp khác. Vì vậy, phụ huynh sẽ chọn lớp, trường nào mà giữ trẻ được xuyên suốt.

Việc chuyển đổi mô hình từ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo sang lớp mầm non theo Thông tư 49/2021 của Bộ GD-ĐT sẽ giúp các cơ sở giữ trẻ được cả dưới và trên 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, các cô đang bị lúng túng về quy trình thực hiện.

Mầm non tư thục nhiều nơi vật vã tuyển sinh - Ảnh 3.

Trẻ tại lớp mẫu giáo Liên Hoa, Q.Tân Phú, TP.HCM trong hoạt động làm thiệp tặng mẹ.

KIM LOAN

THÁO GỠ KHÓ KHĂN

Tại buổi làm việc với các nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục vừa qua, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết TP ghi nhận những chia sẻ về khó khăn của các nhà đầu tư giáo dục.

Ông Đức đề nghị Sở GD-ĐT TP.HCM có kênh hỏi - đáp, tốt nhất là ngay trên Cổng thông tin điện tử của Sở, tiếp nhận kịp thời các phản hồi, băn khoăn của người đầu tư trong lĩnh vực giáo dục một cách cầu thị. Đồng thời, các bên phải cùng lắng nghe, điều chỉnh, nâng cấp chất lượng dịch vụ; bộ phận một cửa Sở GD-ĐT, các ban, ngành hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, không cứng nhắc hay làm khó doanh nghiệp.

Ông Đức cho biết còn có một số quy định hiện hành bất cập, TP đã và đang tiếp tục có những kiến nghị cấp trên bổ sung, điều chỉnh. Mặt khác, các doanh nghiệp đầu tư giáo dục cần tăng cường tìm hiểu, cập nhật các văn bản pháp luật.

Về câu chuyện rất khó khăn của một nhà đầu tư giáo dục được chia sẻ tại buổi đối thoại, ông Dương Anh Đức đề nghị Sở GD-ĐT chủ động làm nhanh hơn, quyết liệt hơn về đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong tình cảnh khó khăn mà quy định pháp luật cho phép, ngân sách TP đáp ứng được. "Nếu mà bỏ mặc để họ đóng cửa, thì việc bảo đảm học hành của con em chúng ta gặp nhiều khó khăn, nên cần đề xuất chính sách, trong khuôn khổ cho phép của pháp luật", ông Đức nói.

Tạo điều kiện chuyển đổi từ nhóm trẻ/lớp mẫu giáo lên lớp mầm non

Về thắc mắc quy định thành lập lớp mầm non, cô Lương Thị Hồng Điệp, Trưởng phòng Mầm non Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết việc thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm non độc lập được căn cứ theo Thông tư 49/2021 của Bộ GD-ĐT.

Trước đây không cho phép loại hình lớp mầm non độc lập (vừa gồm nhóm trẻ, vừa gồm lớp mẫu giáo) vì các điều kiện, việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ dưới 36 tháng tuổi và trên 36 tháng tuổi rất khác nhau. Song Thông tư 49/2021 đã cho phép thành lập lớp mầm non, tức là trong lớp này được phép nuôi dạy trẻ ở cả 2 độ tuổi. Tuy nhiên việc xây dựng đề án phải khắt khe hơn.

"Đề án để thành lập lớp mầm non độc lập thì tiêu chuẩn cơ sở vật chất phải đảm bảo cho lớp mẫu giáo và nhóm nhà trẻ để đảm bảo an toàn, chất lượng giáo dục. Nhóm lớp này không quá 70 trẻ", cô Điệp nói.

Theo cô Điệp, các quận, huyện luôn tạo điều kiện cho doanh nghiệp chuyển đổi từ nhóm trẻ/lớp mẫu giáo lên lớp mầm non. Phường, xã phối hợp với phòng GD-ĐT quận, huyện kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng về chuyên môn và các điều kiện theo Thông tư 49, khi đủ hết các điều kiện trên thì thực hiện bình thường.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap