Có hơn 30 phóng viên,êmhoạtđộngkếtnốichiasẻthôngtinvềbìnhđẳnggiớđội tuyển bóng đá quốc gia việt nam biên tập viên, người làm truyền thông và quản trị các nhóm mạng xã hội khắp cả nước đến tham dự buổi tập huấn này. Bà Ngô Diệu Linh, Phó vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới Bộ LĐ-TB-XH, cho biết truyền thông là nhiệm vụ trọng tâm khi triển khai thực hiện các chính sách về bình đẳng giới.
Đây cũng là giải pháp quan trọng nhất để nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi, góp phần xóa bỏ định kiến giới.
Những năm qua, các cấp, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác truyền thông về bình đẳng giới. Tuy nhiên, hiện vẫn còn định kiến giới tồn tại trong một bộ phận cán bộ, người dân và thậm chí là cán bộ truyền thông. Mặt khác, việc truyền thông về bình đẳng giới còn tập trung vào một số thời điểm trong năm, hình thức chưa phong phú, nội dung chưa chuyên sâu...
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1790 năm 2021, phê duyệt Chương trình truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030, trong đó xác định mục tiêu là triển khai tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm. Để đạt được mục tiêu này, phải kể đến giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông, phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên… các ngành, các cấp.
Bà Ngô Diệu Linh kỳ vọng khóa tập huấn không chỉ cung cấp thêm thông tin về lĩnh vực bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, mà còn hướng tới xây dựng một mạng lưới những người làm công tác truyền thông về bình đẳng giới để có thể chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm.
Tham luận về một số nội dung trọng tâm trong truyền thông về bình đẳng giới, bà Ngô Diệu Linh cũng lưu ý việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ đưa tin theo hướng trung tính hơn là dán nhãn. Ví dụ như dùng "lao động giúp việc gia đình" thay vì "phụ nữ giúp việc gia đình", "người làm việc nhà" thay vì "bà nội trợ", "người bán dâm" thay vì "gái mại dâm"…
Đại diện các đơn vị báo chí, truyền thông tại TP.HCM thảo luận, trình bày về thách thức và cơ hội khi đưa tin các vấn đề về bình đẳng giới
PHẠM THU NGÂN
Bình đẳng giới không chỉ nói về phụ nữ
Bà Mia Nguyễn, chuyên gia tâm lý, giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM, cho hay bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực nhằm vào một người trên cơ sở đối xử phân biệt giới hoặc giới tính, bao gồm các hành động gây ra những tổn hại về thể chất, tâm lý và tình dục, những đe dọa dẫn đến những hành động nói trên, sự ép buộc và những hình thức khác nhằm tước bỏ tự do của người đó...
Phụ nữ, nam giới, trẻ em trai và trẻ em gái đều có thể trở thành nạn nhân của bạo lực giới. Trong đó, bạo lực giới với nam giới chưa có số liệu chính thức và cũng khá ít nghiên cứu, phát hiện. Nạn nhân của bạo lực giới thường là phụ nữ và trẻ em gái.
Thạc sĩ Lưu Nguyệt Minh chuyên tư vấn giới và phát triển, cũng điểm qua các nguyên tắc truyền thông, đơn cử như bình đẳng giới không chỉ nói về phụ nữ; bình đẳng giới không có nghĩa là 50 - 50; tránh mô tả phụ nữ hay nhóm yếu thế như là nạn nhân của bạo lực gia đình, xâm hại tình dục, nghèo đói, chiến tranh, người mẹ hết lòng hy sinh cho con cái...
Trong 2 ngày làm việc, các đại biểu đã thảo luận về các thách thức và cơ hội của người làm truyền thông, báo chí khi đặt vấn đề, đưa tin về bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới.
Qua đó khuyến nghị cần có thêm nhiều hình thức, hỗ trợ kỹ thuật từ các đơn vị có chuyên môn; có thêm những buổi tập huấn và chuyến đi thực tế cho phóng viên, biên tập viên trong thời gian tới để sản xuất thông tin hiệu quả hơn.