Code Blox Fruit

Sức khỏe giảm sút nghiêm trọng7 công nhân bị bệnh bụi phổi, trong đó 4 người đã tử vong là số liệu đ galaxy a12

【galaxy a12】Ám ảnh những cái chết vì bệnh bụi phổi ở Nghệ An

Sức khỏe giảm sút nghiêm trọng

7 công nhân bị bệnh bụi phổi,ÁmảnhnhữngcáichếtvìbệnhbụiphổiởNghệgalaxy a12 trong đó 4 người đã tử vong là số liệu được thống kê sơ bộ tại một doanh nghiệp khai thác quặng thiếc ở xã Châu Hồng (H.Quỳ Hợp, Nghệ An).

Ám ảnh những cái chết vì bụi phổi - Ảnh 1.

Anh Hoàng Văn Sơn, một công nhân đang phải điều trị vì bệnh bụi phổi quá nặng

K.HOAN

"Cần chết rồi, nó đi nhanh quá!". Đó là tin nhắn của anh Trương Văn Tàu (40 tuổi, trú bản Huống, xã Châu Hồng) gửi cho chúng tôi. Chỉ mới mấy ngày trước đó, khi tiếp xúc với chúng tôi, anh Hà Văn Cần (33 tuổi), người cùng bản với anh Tàu, vẫn đang rất tỉnh táo, dù căn bệnh bụi phổi đã khiến một thanh niên khỏe mạnh nặng hơn 70 kg chỉ còn da bọc xương.

Năm 2014, anh Cần làm công nhân tại một doanh nghiệp khai thác quặng thiếc gần bản Huống. Công việc của anh là khoan quặng thiếc với tiền công 150.000 đồng/ngày. "Mỗi lần khoan, bụi từ mũi khoan xộc thẳng vào mặt. Lúc đó, tôi cứ nghĩ bụi không gây nguy hiểm như thế này", anh Cần nói khi tiếp xúc với chúng tôi.

Sau 6 năm làm công nhân, đến năm 2020, anh Cần bắt đầu cảm thấy tức ngực, ho nhiều và khó thở. Sức khỏe nhanh chóng sa sút nên anh nhờ người chở đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ thông báo anh Cần đã bị bệnh bụi phổi quá nặng, không thể rửa phổi. Từ đó, anh phải điều trị dài ngày ở bệnh viện và đã mất như cách mà 3 đồng nghiệp của anh đã ra đi trước đó.

Anh Trương Văn Tàu là hàng xóm của anh Cần. Anh Tàu cũng đang phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo mang tên bụi phổi này. Anh Tàu may mắn hơn anh Cần khi căn bệnh được phát hiện bệnh sớm hơn, vẫn còn có thể rửa phổi. Tuy nhiên, căn bệnh này đã khiến sức khỏe anh suy giảm nghiêm trọng, sụt cân nhiều, đi lại khó khăn.

Anh Tàu làm công nhân khai thác thiếc từ năm 2017, công việc khoan quặng thiếc trong hầm lò sâu dưới lòng núi. Đến đầu năm 2021, anh Tàu bị nhiễm Covid-19. Khi đến bệnh viện điều trị, bác sĩ phát hiện anh bị bệnh bụi phổi. "Bụi khủng khiếp, hai người làm việc gần nhau nhưng không thấy mặt nhau. Công ty cũng có phát mặt nạ để phòng bụi nhưng hầu hết công nhân đều không mang, thậm chí khẩu trang vải cũng không, vì đeo vào gây khó thở", anh Tàu nói.

Chết mòn…

Liên quan tới căn bệnh bụi phổi, tháng 2 vừa qua, sau khi nhận được báo cáo từ các xã về số công nhân bị bệnh bụi phổi bất thường ở Công ty TNHH Châu Tiến, doanh nghiệp chuyên chế biến bột đá ở khu công nghiệp Nam Cấm (H.Nghi Lộc, Nghệ An), UBND H.Nghi Lộc đã báo cáo Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam.

Theo đó, tại huyện này có 8 người bị bụi phổi từng làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến, trong đó 3 người đã tử vong. Sau đó, có thêm nhiều công nhân trình báo họ cũng bị bụi phổi sau thời gian làm việc tại doanh nghiệp này. Ngày 15.3, 28 công nhân đang làm việc tại đây được đưa đi khám sức khỏe và kết quả cho thấy có thêm 3 công nhân bị bụi phổi.

Ngoài ra, một công nhân khác trước đó đã chết vì bệnh bụi phổi nhưng chưa được thống kê là anh Hồ Đức Hùng (33 tuổi, trú xã Quỳnh Đôi, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An). Vợ anh Hùng cho biết, anh Hùng đến làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến từ năm 2017. Đến tháng 7.2020, thấy sức khỏe dần sa sút, anh Hùng đi khám thì mới phát hiện bị bụi phổi. Gần 1 năm sau, anh Hùng chết vì bệnh đã quá nặng, không thể chữa trị.

Hơn 1 năm nay, anh Hoàng Văn Sơn (trú xã Nghi Hưng, H.Nghi Lộc) phải liên tục nằm điều trị ở bệnh viện vì bụi phổi. Chị Nguyễn Thị Bình, vợ anh Sơn, buồn bã kể, anh Sơn vào làm việc tại Công ty TNHH Châu Tiến tháng 7.2019 tại dây chuyền trộn bột đá với mức lương 6 triệu đồng/tháng. Làm việc trong môi trường bụi rất nhiều, nhưng công ty không trang bị bảo hộ lao động, các công nhân chỉ mang khẩu trang bằng vải tự mua.

Tháng 6.2022, anh Sơn cảm thấy sức khỏe có vấn đề. Lúc này, anh Trần Hữu Quang (37 tuổi, trú cùng xã, làm cùng dây chuyền) đi khám phát hiện bị bệnh bụi phổi nặng, nên anh Sơn đi khám và cũng phát hiện đã bị bệnh bụi phổi nặng. Chị Bình đưa chồng vào Huế, ra Hà Nội nhưng các bác sĩ đều lắc đầu vì bệnh quá nặng, không thể rửa phổi. Gia cảnh khó khăn, nhiều tháng qua, ngoài thời gian chăm chồng, chị Bình phải rửa bát thuê cho các quán ăn gần bệnh viện để kiếm tiền trang trải và điều trị cho chồng.

Không hợp đồng, không bảo hiểm

Anh Tàu, anh Cần và nhiều người khác khi làm việc đều không có hợp đồng lao động, không được đóng bảo hiểm. Do đó, khi bị bệnh, những công nhân này không được hưởng chế độ gì dù bệnh bụi phổi thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp. Trong quá trình làm việc, họ cũng không được khám sức khỏe định kỳ nên không thể phát hiện bệnh sớm hơn.

Theo tìm hiểu của Thanh Niên, mỏ thiếc mà anh Tàu từng làm việc cách đây ít năm đã được chuyển nhượng cho Công ty TNHH Hà An. Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty TNHH Hà An xác nhận có một số công nhân từng làm việc tại mỏ quặng thiếc bị bệnh bụi phổi. Tuy nhiên, vị này cũng cho rằng do trước đây, chủ mỏ cũ cho khai thác theo kiểu thủ công nên gây nhiều bụi. Hiện nay, doanh nghiệp đã đầu tư máy móc hiện đại, đã hạn chế được bụi.

Ông Trương Văn Hóa, Chủ tịch UBND xã Châu Hồng, cho biết trên địa bàn xã hiện có 11 doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Các công nhân bị bệnh bụi phổi xã không thống kê hết được, vì hầu hết công nhân không có hợp đồng lao động.

Được biết, tại H.Quỳ Hợp có 80 mỏ đang khai thác khoáng sản nhưng khi chúng tôi liên hệ tìm hiểu về bệnh bụi phổi, không đơn vị nào nắm được số liệu công nhân bị bệnh này.

Về câu chuyện diễn ra tại Công ty TNHH Châu Tiến, theo nguồn tin của Thanh Niên, ngày 12.5 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra toàn diện Công ty TNHH Châu Tiến. Trao đổi với phóng viên, đại diện đoàn kiểm tra này cho biết dự kiến đến cuối tháng 7, đoàn kiểm tra sẽ hoàn thành việc kiểm tra để báo cáo UBND tỉnh Nghệ An.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap