Hằng ngày,ốngtrongsợhãikhiđốimặtđámđôngđixemáyngượcchiềgo88 tôi đi làm và chứng kiến rất nhiều người tham gia giao thông, chỉ vì muốn nhanh một chút, mà đã cố tình đi ngược chiều. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, liều lĩnh, là thói quen nguy hiểm cho cả bản thân lẫn người đi đường. Cụ thể, mới đây, sáng 24/10, khi tôi đang rẽ vào cổng cơ quan ở đường Trần Phú, quận Hà Đông thì một người đi xe máy ngược chiều lao tới suýt đâm trúng.
Điều đáng nói, chuyện đi ngược chiều này ngày nào cũng xảy ra nên luôn nơm nớp lo sợ. Một số người điều khiển phương tiện cứ vô tư đi ngược chiều, thay vì đến vị trí quay đầu xe cách đó chỉ chừng vài chục mét. Rất may là tôi thường đi rất chậm, quan sát kỹ trước khi rẽ ra khỏi cổng cơ quan, nên mới không bị mấy người phạm luật kia đâm phải. Ai cũng biết đi tắt ngược chiều như thế là sai luật, nhưng vì tiện, muốn nhanh, nên người ta vẫn thản nhiên phạm luật.
Việc chủ phương tiện lưu thông ngược chiều sẽ là chướng ngại với người tham gia giao thông khác, rất dễ gây va chạm, thậm chí xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, ý thức chấp hành luật giao thông của nhiều người điều khiển xe máy ở ta hiện nay vẫn rất kém. Lực lượng CSGT liên tục tuyên truyền, thi thoảng cắm chốt để chặn bắt và xử phạt người vi phạm nhưng cũng chỉ có tác dụng nhất thời. Cứ vắng bóng lực lượng chức năng là người ta lại đua nhau tái phạm.
Vì thói quen xấu này mà nhiều vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra trước cổng cơ quan tôi, từ va quệt nhẹ cho đến tai nạn chết người. Tại Hà Nội, thói quen đi ngược chiều của một bộ phận người đi xe máy cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ùn tắc ngày càng trầm trọng. Không cứ thời điểm nào, trên tuyến đường nào cũng có thể bắt gặp cảnh xe máy đi ngược chiều. Nhiều người còn phóng nhanh, không quan sát các phương tiện khác, không đội mũ bảo hiểm... Nguy cơ tai nạn từ đó cũng tăng cao.
>> 'Tôi bị dọa đánh vì không nhường đường cho người vượt đèn đỏ'
Ngại đi xa thêm một đoạn đường ngắn nên chọn đi ngược chiều; làn đường này đang ùn tắc nên tạt sang làn đường ngược chiều để đi cho nhanh; biển cấm có như không; lực lượng chức năng kiểm soát người vi phạm không xuể... cảnh lộn xộn của giao thông tại Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn trên cả nước nói chung từ lâu đã trở thành vấn nạn trầm kha, kéo dài từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Chỉ có những người cố chấp hành luật giao thông, đi đúng quy định như chúng tôi là ngày nào cũng đi làm và tan sở trong trạng thái lo lắng, bất an, sợ một ngày không may mình bị người đi ngược chiều tông trúng. Con đường hình thành thói quen, văn hóa giao thông của người Việt xem ra vẫn còn là một câu chuyện dài chưa có hồi kết. Luật An toàn giao thông và chế tài xử phạt đều đã có. Vấn đề là sự nghiêm túc chấp hành của người dân đến đâu?
Nếu chờ đợi vào những chế tài xử lý từ cơ quan chức năng thì những hành vi vi phạm thế này dù có giảm cũng chỉ là giải quyết được phần ngọn, chứ chưa triệt tiêu tận gốc rễ vấn đề. Chúng ta cần phải bắt đầu từ công tác tuyên truyền, giáo dục một cách sâu rộng, đánh vào ý thức tự giác của người dân. Bên cạnh đó, việc xử "phạt nguội" với xe máy cũng cần được đẩy nhanh tiến độ để phát huy hiệu quả trong việc ngăn chặn người điều khiển xe máy vi phạm giao thông.
Ngoài ra, tăng thêm các chế tài xử phạt, trong đó cho phép tạm giữ xe máy của người đi ngược chiều, đi vào cao tốc, vượt đèn đỏ... cũng là một giải pháp có thể tính đến để tăng thêm tính răn đe và ngăn chặn hành vi vi phạm tiếp diễn, gây nguy hiểm cho những người tuân thủ pháp luật về giao thông. Có như vậy, chúng ta mới từng bước đưa trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đi vào nền nếp, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông như kế hoạch hàng năm đề ra.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.