Code Blox Fruit

TRƯỜNG CŨ XUỐNG CẤP NGHIÊM TRỌNGCuối tháng 9.2019,UBND tỉnh Quảng Namcó quyết định phê duyệt đầu tư tóc bết

【tóc bết】Trường mới dang dở, học sinh thấp thỏm với trường cũ 'chờ sập'

TRƯỜNG CŨ XUỐNG CẤP NGHIÊM TRỌNG

Cuối tháng 9.2019,ườngmớidangdởhọcsinhthấpthỏmvớitrườngcũchờsậtóc bết UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định phê duyệt đầu tư xây dựng mới Trường THPT Trần Đại Nghĩa (xã Quế Thuận, H.Quế Sơn) với tổng kinh phí khoảng 61,1 tỉ đồng. Dự án do Ban quản lý (BQL) dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm chủ đầu tư; thi công từ tháng 7.2020 và dự kiến hoàn thành vào đầu năm 2023. Đây là công trình dân dụng cấp 3, diện tích khoảng 2,7 ha với các hạng mục chính như khối nhà lớp học 3 tầng, khối nhà bộ môn 3 tầng, khối nhà hiệu bộ 3 tầng, nhà đa năng, nhà bảo vệ, nhà xe, sân nền, tường rào cổng ngõ...

Trường mới dang dở, học sinh thấp thỏm với trường cũ “chờ sập” - Ảnh 1.

Vướng mặt bằng, sau gần 3 năm Trường THPT Trần Đại Nghĩa (mới) vẫn dang dở

ẢNH: MẠNH CƯỜNG

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, đến nay, sau gần 3 năm triển khai nhưng công trình mới xây xong phần thô hạng mục khối nhà lớp học 3 tầng. Các hạng mục còn lại vẫn chưa xây dựng, do địa phương chưa bàn giao xong mặt bằng cho đơn vị thi công và buộc phải dừng thi công.

Ông Phan Thậm (78 tuổi, ở thôn Phước Thành, xã Quế Thuận) cho biết gia đình ông có khoảng 300 m2 đất ở và đất vườn nằm trong khu vực khuôn viên trường học. Hiện gia đình ông đã thống nhất phương án đền bù và đang chờ địa phương bố trí tái định cư. "Thời điểm này gia đình tôi vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ đền bù thì lấy tiền đâu mà làm nhà mới. Ngoài ra, đất tái định cư cũng chưa có sổ. Chúng tôi cũng mong chính quyền địa phương hoàn thành các thủ tục để sớm di dời, chứ không phải làm khó gì cả", ông Thậm nói.

Mong ngóng được về học ở cơ ngơi khang trang là tâm trạng chung của cô và trò Trường THPT Trần Đại Nghĩa khi năm học mới 2023 - 2024 đã đi qua được một thời gian. Nhưng mong mỏi bao nhiêu thì lại thất vọng bấy nhiêu, bởi thi công thời gian dài nhưng trường mới vẫn còn ngổn ngang.

Cô Trần Thị Hồng Phượng, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường cũ xây dựng hơn 20 năm, giờ nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng, không còn đảm bảo an toàn để phục vụ việc dạy và học. Nhà trường đối mặt với nhiều khó khăn vì lâu nay cơ sở vật chất tại trường cũ không được đầu tư cải tạo, nâng cấp do chờ trường mới.

Trường mới dang dở, học sinh thấp thỏm với trường cũ “chờ sập” - Ảnh 2.

Trường cũ hiện đã xuống cấp

Toàn trường có tổng cộng 560 học sinh, nhiều phòng bộ môn chật hẹp nên nhiều lúc phải lâm cảnh "chen chúc". Ngoài ra, các phòng chức năng không đáp ứng yêu cầu cho việc thực hành cũng như làm thí nghiệm. "Dãy nhà ngang hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào nên mỗi lần có mưa lớn, chúng tôi buộc phải đóng cửa dãy nhà này. Thật sự rất thiệt thòi cho học sinh. Việc dạy và học trong ngôi trường cũ rất khó cho công tác dạy học, nâng cao chất lượng", cô Phượng nói.

GIAO MẶT BẰNG CHẬM HƠN 19 THÁNG

Ông Triệu Ngọc Chi, Giám đốc BQL dự án quỹ đất H.Quế Sơn, cho biết trong phạm vi dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa có vướng mặt bằng của hai hộ dân và một số ngôi mộ. Hiện nay, các vướng mắc về giải phóng mặt bằng đã được tháo gỡ, phương án bồi thường cũng được công khai, đất tái định cư cũng cơ bản hoàn thành. "Chúng tôi đang chờ thủ tục phê duyệt phương án bồi thường tái định cư rồi giao đất cho người dân di dời đến nơi ở mới để làm nhà ở, dự kiến trong tháng 10 này sẽ hoàn thành", ông Chi nói.

Trường mới dang dở, học sinh thấp thỏm với trường cũ “chờ sập” - Ảnh 3.

Các phòng học cũng chỉ mới được xây thô

Trong khi đó, đại diện BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam cho biết tháng 7.2020 đơn vị đã hoàn thành xong các thủ tục đầu tư dự án và ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây lắp. Thế nhưng, đến ngày 14.2.2022, UBND H.Quế Sơn mới bàn giao được phần diện tích mặt bằng hạng mục khối nhà lớp học, và ngày 20.5.2022 bàn giao được phần diện tích hạng mục khối nhà hiệu bộ. Do mặt bằng bàn giao chậm hơn 19 tháng kể từ ngày ký hợp đồng, và hợp đồng theo giá cố định nên thời gian qua một số loại vật tư biến động lớn, gây rất nhiều khó khăn cho nhà thầu. Việc các hạng mục khác chưa có mặt bằng để triển khai thi công nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ dự án.

Dãy nhà ngang hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào nên mỗi lần có mưa lớn, chúng tôi buộc phải đóng cửa dãy nhà này. Thật sự rất thiệt thòi cho học sinh. Việc dạy và học trong ngôi trường cũ rất khó cho công tác dạy học, nâng cao chất lượng.


Cô Trần Thị Hồng Phượng, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Đại Nghĩa
Trường mới dang dở, học sinh thấp thỏm với trường cũ “chờ sập” - Ảnh 5.

Đến nay, Trường THPT Trần Đại Nghĩa (mới) chỉ làm xong được dãy nhà học 3 tầng

Đi kiểm tra thực tế tại điểm mới Trường THPT Trần Đại Nghĩa mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn yêu cầu UBND H.Quế Sơn khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục và tích cực phối hợp với BQL dự án đầu tư xây dựng tỉnh, các sở ngành liên quan để nhanh chóng phê duyệt phương án bồi thường, thu hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng... phần diện tích còn lại. Theo ông Tuấn, Trường THPT Trần Đại Nghĩa là công trình có ý nghĩa xã hội lớn của H.Quế Sơn. Những năm qua, công tác giải phóng mặt bằng và thi công dự án diễn ra khá chậm nên chính quyền địa phương cùng các đơn vị liên quan tập trung khắc phục, sớm đưa công trình vào phục vụ việc dạy học. 

 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap