Code Blox Fruit

Ngày 4.10, tiến sĩ - bác sĩ Lê Phi Long, Phó trưởng khoa Lồng ngực -Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dư xoilac

【xoilac】Cứu cô gái bị đau bụng dưới nhiều năm do hội chứng hiếm gặp

Ngày 4.10,ứucôgáibịđaubụngdướinhiềunămdohộichứnghiếmgặxoilac tiến sĩ - bác sĩ Lê Phi Long, Phó trưởng khoa Lồng ngực - Mạch máu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết người bệnh là một thiếu nữ, thể tạng gầy, mảnh khảnh, đến khám tại bệnh viện vì chứng đau vùng hông lưng trái lan xuống bụng dưới nhiều năm, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và chất lượng sống.

Người bệnh đã từng đi khám, siêu âm bụng nhiều cơ sở y tế khác nhau trong 3 năm, nhưng chưa rõ chẩn đoán và điều trị không khỏi. Cơn đau thường âm ỉ kéo dài nhiều ngày, có khi tăng cường độ nhất là những ngày vào chu kỳ kinh nguyệt. Người bệnh không có tiền sử bệnh đặc biệt gì trước đây, chưa từng phẫu thuật.

Tại bệnh viện, sau khi đã làm các xét nghiệm tổng quát, thăm khám đầy đủ các chuyên khoa tiêu hóa, phụ khoa… để loại trừ các bệnh lý thông thường gây đau bụng và hạ vị, các bác sĩ chụp CT scan bụng cản quang để khảo sát các cơ quan và mạch máu ổ bụng.

Chẩn đoán mắc hội chứng Nutcracker

Theo bác sĩ Long, hình ảnh chụp CT scan cho thấy có hiện tượng tĩnh mạch thận trái chui qua khe hẹp và bị kẹp ở giữa động mạch chủ và động mạch nuôi ruột, kèm hiện tượng giãn trướng tĩnh mạch sinh dục trái. Để chẩn đoán sâu hơn nhằm xác định và khảo sát kỹ hướng chảy của dòng máu, người bệnh được chụp mạch máu số hóa xóa nền.

Trên hình ảnh chụp mạch máu, dòng máu từ thận không đổ về hệ chủ do tĩnh mạch bị kẹp làm hẹp khít, dẫn tới hệ quả máu trào ngược như dòng thác xuống tĩnh mạch sinh dục, đổ ngược xuống vùng bụng dưới, gây tình trạng giãn trướng và ứ trệ máu, gây ra cơn đau cho người bệnh.

Nhờ các phương tiện chẩn đoán chuyên sâu, người bệnh được xác định là mắc hội chứng Nutcracker (hay còn gọi là hội chứng kẹp hạt dẻ, do tĩnh mạch thận bị kẹp giữa 2 động mạch trong ổ bụng).

Cứu cô gái trẻ bị đau bụng dưới nhiều năm do hội chứng hiếm gặp - Ảnh 1.

Tiến sĩ - bác sĩ Lê Phi Long thăm khám cho người bệnh

M.T

Phẫu thuật cắm lại tĩnh mạch sinh dục vào tĩnh mạch chậu trái

Sau khi hội chẩn và giải thích, bàn bạc với người bệnh và người nhà, các bác sĩ lựa chọn phương án phẫu thuật cắm lại tĩnh mạch sinh dục vào tĩnh mạch chậu trái để giải áp và chuyển lưu dòng máu tĩnh mạch thận trào ngược về lại hệ chủ, chấm dứt tình trạng ứ trệ máu ở tiểu khung. Phẫu thuật được tiến hành qua một đường rạch nhỏ ở dưới rốn, đi qua khoang sau phúc mạc, làm miệng nối mạch máu.

Sau hơn 2 giờ, các bác sĩ phẫu thuật mạch máu khoa Lồng ngực - Mạch máu đã chuyển lưu dòng máu thành công bằng 1 miệng nối mạch máu kiểu tận-bên. Cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Sau 5 ngày phẫu thuật, người bệnh hồi phục tốt, nhanh chóng tự ngồi dậy và đi lại, các cơn đau thuyên giảm rõ.

Hội chứng Nutcracker là một bất thường hiếm gặp

Tiến sĩ Long cho biết, hội chứng Nutcracker là một bất thường hiếm gặp, gây ra do hiện tượng các mạch máu trong ổ bụng bắt chéo và chèn ép lẫn nhau, rất hay xảy ra ở cơ địa người gầy ốm và bụng mỏng. Khi tĩnh mạch chui qua các khe hẹp tạo bởi động mạch, do tính chất thành mạch mỏng, các tĩnh mạch này rất dễ bị đè xẹp.

Bên cạnh đó, các dao động đập theo nhịp của các động mạch lân cận có tác động giống như máy dập liên hồi lên thành tĩnh mạch, lâu ngày gây nên các chấn thương vi thể ở thành tĩnh mạch và làm xơ hẹp lòng mạch gây ra tắc nghẽn tĩnh mạch. Hội chứng này khá hiếm gặp, hiện chưa biết rõ được tỷ lệ mắc bệnh trong dân số. Ngoài việc gây ra các cơn đau khó lý giải, trường hợp nặng có thể ảnh hưởng đến thận trái, gây tiểu máu, suy thận…

Việc điều trị sẽ tùy theo mức độ ảnh hưởng của bệnh. Nếu cần can thiệp sâu, các chỉ định ngoại khoa như đặt stent tĩnh mạch thận trái, bơm tắc tĩnh mạch sinh dục, mổ cắm lại tĩnh mạch thận, chuyển vị mạch máu ruột, chuyển lưu dòng máu tĩnh mạch sinh dục… sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa mạch máu có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho người bệnh.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap