Code Blox Fruit

Bán cho nhà máy giá thấp, bán ra ngoài caoCông bóng đá lu vip

【bóng đá lu vip】Đường tăng giá, vì sao nhà máy dừng hoạt động?

Bán cho nhà máy giá thấp,Đườngtănggiávìsaonhàmáydừnghoạtđộbóng đá lu vip bán ra ngoài cao

Công ty CP mía đường Cần Thơ (Casuco) vừa ra nghị quyết tạm dừng sản xuất tại Nhà máy đường Phụng Hiệp trong niên vụ 2023/2024. Báo cáo của Casuco cho biết trong niên vụ 2022/2023, công ty hợp tác với bà con nông dân và đầu tư vùng nguyên liệu trên diện tích gần 895 ha, sản lượng mía nguyên liệu ước tính 80.000 tấn. Tuy nhiên, thực tế sản lượng ép mía của công ty chỉ đạt hơn 14.500 tấn (tương đương 130 ha). Phần sản lượng mía còn lại nông dân đã bán mía ép lấy nước với giá 2.200 - 2.300 đồng/kg, bán cho lò thủ công với giá 1.600 - 1.700 đồng/kg… cao hơn so với giá bán cho nhà máy đường chỉ từ 1.380 - 1.420 đồng/kg. Trước tình hình đó, Casuco đưa ra kịch bản trong niên vụ 2023/2024, nếu giá bán đường cao nhất là 22.000 đồng/kg và thu mua mía ở mức 2.200 đồng/kg sẽ dẫn đến việc càng hoạt động càng lỗ nên quyết định dừng hoạt động.

Đường tăng giá, vì sao nhà máy dừng hoạt động ? - Ảnh 1.

Giá đường cao kỷ lục, VN đang vào vụ thu hoạch mía nhưng có tình trạng nhà máy đường dừng hoạt động

ĐỨC HUY

Theo Casuco, việc tạm dừng Nhà máy Phụng Hiệp không ảnh hưởng gì đến nông dân vì họ có đầu ra tốt hơn và cũng hợp lý với doanh nghiệp (DN) trong hoàn cảnh hiện nay. Đối với ngành đường, việc tạm dừng Nhà máy Phụng Hiệp cũng không ảnh hưởng lớn đến sản lượng chung vì năm ngoái nhà máy cũng chỉ ép được 14.000 tấn mía, tương đương 0,14% sản lượng ngành.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN (VSSA), cho biết: Vùng ĐBSCL và vùng nguyên liệu của Nhà máy Phụng Hiệp là nơi mức độ cạnh tranh cây trồng rất cao. Kể từ khi VN áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại năm 2021, giá mua mía đã được ngành đường VN liên tục nâng lên. Trong 4 niên vụ liên tiếp kể từ niên vụ 2019/2020, giá thu mua mía đã liên tiếp tăng tổng cộng 35%. Đến niên vụ 2022/2023 giá mua mía đã đến mức 1,1 - 1,3 triệu đồng/tấn, là mức cao kỷ lục trong những năm gần đây, đạt mức tương đương so với các nước sản xuất mía đường trong khu vực, dẫn đến diện tích mía gia tăng và cũng là một nguyên nhân tăng giá đường.

Tuy nhiên, việc một nhà máy đường phải đóng cửa vì thua lỗ ngay tại thời điểm sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, phải nhập đường và giá đường tăng cao cũng đang đặt ra nhiều vấn đề.

Đường ngoại đè đường nội ?

Theo Tổng cục Thống kê, mức tiêu thụ đường của VN vào khoảng 2,2 - 2,4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên số liệu của VSSA cho thấy sản lượng đường trong nước chỉ đạt 935.000 tấn, đáp ứng được 43% nhu cầu. Khảo sát mới nhất của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn từ 40 DN chế biến thực phẩm dùng đường lớn nhất VN cho biết năm nay nhu cầu đường của các DN này sẽ tăng lên khoảng 60.000 tấn so với năm ngoái. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ đường, cuối tháng 8 qua, Hội Lương thực - Thực phẩm TP.HCM kiến nghị Chính phủ xem xét ngoài số lượng 119.000 tấn đường hạn ngạch theo cam kết với WTO, thì bổ sung lượng nhập khẩu tối thiểu 600.000 tấn đường để đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.

Đường tăng giá, vì sao nhà máy dừng hoạt động ? - Ảnh 2.

Diễn biến giá đường của VN và các nước trong khu vực 9 tháng năm 2023

VSSA

Đại diện một DN chế biến cà phê hòa tan tại TP.HCM thừa nhận vừa nhập 3 tấn đường để làm nguyên liệu. Giá đường hiện tại đã tăng hơn 2.000 đồng/kg so với thời điểm đầu năm, đạt mức 22.700 đồng. Nhưng không phải chỉ là giá mà việc mua đường khá khó khăn, thậm chí phải "năn nỉ" các nhà máy đường mới mua được hàng. "Thị trường chủ yếu nằm trong tay một vài DN lớn. Họ cũng là những người trúng thầu các hợp đồng nhập khẩu đường. Các nhà máy nhỏ lẻ chiếm thị phần không đáng kể dẫn tới đường trong nước không đủ nhưng vẫn có DN đóng cửa vì chạy không hết công suất", vị này nói.

Còn theo ông Nguyễn Văn Lộc, kể từ khi thực hiện cam kết theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đối với mặt hàng đường, thị trường đường VN có nhiều nguồn cung bao gồm đường sản xuất từ mía, đường nhập khẩu chính ngạch, đường nhập lậu và đường lỏng si rô ngô HFCS. Như vậy, nguồn cung chính trong giai đoạn vừa qua là từ nhập khẩu. Trong năm 2023, giá đường thế giới đã tăng 60% so với mức giá thấp nhất được thiết lập vào niên vụ 2019/2020, dẫn đến giá các loại đường có nguồn gốc nhập khẩu tăng và giá đường trong nước cũng tăng theo dù mức tăng thấp hơn. 

"Hiệp hội đã khuyến cáo các nhà máy đường, trong bối cảnh chi phí đầu vào tăng cao, cần sớm xem xét hiệp thương với nông dân trồng mía tiếp tục điều chỉnh tăng giá mua mía cho vụ mới sắp đến. Sao cho giá mua mía bảo đảm người nông dân bù đắp đủ chi phí, có thu nhập đủ sống với cây mía. Giá mía cũng cần xây dựng bảo đảm cho người nông dân có thu nhập tương đương hoặc cao hơn so với cây trồng cạnh tranh chính tại địa phương", ông Lộc nhấn mạnh.

Một chuyên gia kinh tế nhận định chuyện nông dân bỏ nhà máy hay nhà máy đóng cửa vì không đáp ứng được nhu cầu của nhau là chuyện bình thường của thị trường. Tuy nhiên vị này lo ngại nếu quá phụ thuộc vào nhập khẩu, sẽ ảnh hưởng đến tính ổn định của thị trường trong nước. Bởi giá đường tăng sẽ ảnh hưởng đến giá thành nhiều ngành hàng thực phẩm chế biến, đặc biệt là các loại hàng hóa phục vụ tết. Bản thân hiệp hội mía đường vào thời điểm cuối tháng 8 qua cũng ra văn bản cảnh báo về hiện tượng các nhà máy găm hàng, tăng giá. Giá đường có thể bị đẩy đến mức vượt quá mức độ hài hòa hợp lý đối với người tiêu dùng.

Theo kế hoạch sản xuất niên vụ 2023/2024, toàn ngành đường sẽ có sự tăng trưởng so với niên vụ trước. Trong đó, diện tích mía thu hoạch là 159.159 ha (tăng 112%), sản lượng mía chế biến 10.560.399 tấn (tăng 109%) và sản lượng đường đạt hơn 1 triệu tấn (tăng 110%).

Bên cạnh nguồn cung trong nước đang tăng, theo cam kết ATIGA, VN có thể nhập khẩu đường không hạn chế số lượng từ các quốc gia ASEAN. Kể từ khi thực hiện cam kết ATIGA đối với mặt hàng đường, thị trường đường VN có nhiều nguồn cung, và từ đó đến nay mặc dù sản lượng đường từ mía thấp nhưng chưa năm nào VN thiếu đường và luôn ở trong tình trạng thừa cung. Đó cũng chính là một trong những lý do đường nội thiếu mà DN sản xuất đường nội vẫn gặp không ít khó khăn. Năm 2023, các nguồn cung đường chính tại VN vẫn là nhập khẩu nên giá đường sẽ diễn biến theo giá thế giới. Riêng đường trong nước vẫn sẽ ở mức thấp so với các quốc gia trồng mía trong khu vực là Indonesia, Philippines và Trung Quốc.

Nghịch lý ngành đường chưa thể giải quyết nhưng trước mắt, nhiều DN thực phẩm đang lo ngay ngáy khi giá đường vẫn có xu hướng tăng mà mùa cao điểm cuối năm lại đang đến gần.

Trong năm 2024, dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, các loại đường trợ cấp trợ giá nguồn gốc từ Ấn Độ và Thái Lan sẽ giảm sự hiện diện trên thị trường (cả hai nước này đều chưa giải quyết được hồ sơ kiện trợ cấp tại Tổ chức WTO) dẫn đến giá đường sẽ dần trở về giá thành sản xuất thực. Điều này có nghĩa là mức giá hiện nay có thể duy trì sang năm 2024.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường VN

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap