Code Blox Fruit

"Đi thưa về trình", không nhận quà từ ngườ ty lệ cá cược

【ty lệ cá cược】Từ những vụ bắt cóc trẻ em, phụ huynh phải làm gì để bảo vệ con?

"Đi thưa về trình",ừnhữngvụbắtcóctrẻemphụhuynhphảilàmgìđểbảovệty lệ cá cược không nhận quà từ người lạ…

Theo thạc sĩ tâm lý Huỳnh Ánh My, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, những vụ bắt cóc trẻ em xảy ra mới đây ở tỉnh Long An, TP.Hà Nội đã gióng lên hồi chuông báo động, cảnh tỉnh phụ huynh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, quan tâm hơn việc bảo vệ con an toàn. 

Chị My hướng dẫn: "Nên dặn con tuyệt đối không được đi theo hoặc lên xe của người lạ. Nếu con thấy có người theo dõi phía sau, hãy biết cách chạy đến nơi đông đúc, nhà dân… để nhờ sự trợ giúp". 

Cũng theo chị My, phụ huynh cần dạy con "đi thưa về trình". Việc này không chỉ giúp con hình thành tính lễ phép mà còn là cách tạo thói quen xin phép trước khi rời khỏi nhà. Có như vậy, con sẽ không tự tiện đi chơi mà chưa có sự đồng ý. 

Từ những vụ bắt cóc trẻ em, phụ huynh nên làm gì để bảo vệ con? - Ảnh 1.

Phụ huynh thường xuyên hướng dẫn để giúp con hiểu biết hơn, hình thành nhiều ý thức phòng vệ, kỹ năng cần thiết nhằm tránh việc trở thành nạn nhân của nạn bắt cóc

THANH NAM

Chị My nhìn nhận hiện nay các đối tượng bắt cóc trẻ em có những thủ đoạn tinh vi, khó lường. Bất kỳ ai, dù là bạn thân, người giúp việc trong nhà… cũng có thể trở thành kẻ gây án, bắt cóc trẻ em.

"Chính vì thế, phụ huynh hướng dẫn cần phải từ chối khi bị kẻ lạ lẫn người quen cố tình dẫn đi bất chấp ý muốn của con. Đồng thời bày con phải hét to lên câu: "Người này không phải mẹ/bố cháu" khi cảm thấy không an toàn để cầu cứu nếu bị dẫn đi đến các tuyến đường, khu vực lạ", chị My chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý này nói thêm: "Đặc biệt, trẻ em thường cảm thấy thích và vui khi được người khác tặng quà. Chính vì thế, phụ huynh cần dạy cho con không được nhận quà từ người lạ. Dặn kỹ với con rằng chỉ được nhận quà khi có bố mẹ bên cạnh. Điều này sẽ giúp trẻ em không rơi vào bẫy của những kẻ xấu, có mưu đồ bắt cóc", chị My nói thêm.

Từ những vụ bắt cóc trẻ em, phụ huynh nên làm gì để bảo vệ con? - Ảnh 2.

Nguyễn Thanh Sơn, nghi phạm bắt cóc trẻ em bị bắt giữ

CÔNG AN CUNG CẤP

Luôn chú ý quan sát, trang bị thiết bị định vị... 

Chuyên gia kỹ năng sống Đỗ Thu Sương (Trung tâm tư vấn tâm lý Việt Tâm, TP.HCM), khuyên phụ huynh có con nhỏ hãy liệt kê danh sách "những người đáng tin".

"Đó là ông bà, bố mẹ, những người thân trong gia đình, giáo viên ở trường... Hãy dạy con chỉ nên nghe lời những người này. Sau đó, phụ huynh hãy tạo ra những tình huống giả định để hướng dẫn con. Ví dụ hỏi con: Nếu người lạ cho con bánh thì có nhận hay không? Khi một người chẳng quen biết yêu cầu con ngồi lên xe để chở về nhà giúp bố mẹ thì đồng ý hay không?... Từ những tình huống giả định ấy sẽ giúp con hiểu biết hơn, hình thành nhiều ý thức phòng vệ, kỹ năng cần thiết nhằm tránh việc trở thành nạn nhân của kẻ bắt cóc", chị Sương cho hay.

Chị Sương cũng mong phụ huynh hãy dạy con học thuộc thông tin liên lạc của bố mẹ (số điện thoại, địa chỉ nhà – PV) để lỡ đi lạc thì có thể chia sẻ với người khác nhằm nhận được sự trợ giúp.

Từ những vụ bắt cóc trẻ em, phụ huynh phải làm gì để bảo vệ con? - Ảnh 3.

Khi con vui chơi với bạn bè hàng xóm, phụ huynh không được lơ là mà phải luôn chú ý quan sát

THANH NAM

Theo chị Sương, hiện nay nhiều phụ huynh bận bịu và giao việc chăm, đưa đón con đi học cho người giúp việc. Đặc biệt là những gia đình có điều kiện khá giả, giàu có.

"Tuy nhiên, theo tôi thì bố mẹ nên dành thời gian để đưa đón con đi học. Hai người nên chia nhau đảm trách công việc ấy. Cách này không chỉ giúp con vui, cảm nhận được sự quan tâm của bố mẹ dành cho mình, mà còn bảo vệ trẻ em an toàn hơn trước những lời dụ dỗ "đón giùm" của người lạ. Đương nhiên, phụ huynh nên dặn kỹ giáo viên, bảo mẫu tuyệt đối không giao con mình cho bất kỳ người nào khác", chị Sương nói.

Một số biện pháp phòng ngừa khác để bảo vệ con mà chị Sương đang áp dụng, đó là lắp đặt hệ thống camera ở quanh nhà. Khi con vui chơi với bạn bè hàng xóm, luôn chú ý quan sát. Bên cạnh đó, chuyên gia kỹ năng sống này cũng mua cho con đồng hồ được trang bị công nghệ định vị…

"Tôi có 2 con nhỏ. Và tôi cảm thấy lo lắng khi đọc các tin tức về những vụ bắt cóc trẻ em liên tục xảy ra trong 2 tháng qua. Để rồi từ đó, tôi dặn mình phải biết quan tâm con nhiều hơn. Tôi hy vọng là các phụ huynh cùng nâng cao ý thức bảo vệ trẻ em", chị Sương chia sẻ.

3 vụ bắt cóc gây xôn xao dư luận

Khoảng 19 giờ 40 ngày 14.8, Công an TP.Hà Nội tiếp nhận đơn trình báo của chị Đ.T.H (35 tuổi, ngụ tại P.Việt Hưng) về nội dung nhận được cuộc điện thoại báo con trai chị là cháu N.T.P (7 tuổi) đã bị bắt cóc và yêu cầu gia đình nộp 15 tỉ đồng để chuộc con. Gần 10 tiếng truy xét, Công an TP.Hà Nội và các đơn vị liên quan đã bắt giữ nghi phạm Nguyễn Đức Trung và giải cứu thành công bé trai tại địa phận tỉnh Hà Nam, đưa về bàn giao cho gia đình ngay sáng 15.8.

Khoảng 17 giờ 30 ngày 19.9, Công an TP.Hà Nội nhận đơn trình báo của chị M.T.H (33 tuổi, ngụ tại xã Đa Tốn, H.Gia Lâm, Hà Nội) về việc con ruột mình là bé N.H.T (21 tháng tuổi) bị Giáp Thị Huyền Trang (27 tuổi, ngụ tại xã Việt Ngọc, H.Tân Yên, Bắc Giang; là người đưa đón cháu T.) bắt cóc, đòi tiền chuộc 1,5 tỉ đồng, nếu không sẽ giết cháu T. Sau đó, vì sợ lộ, người này đã ra tay sát hại nạn nhân để xóa dấu vết và bịt đầu mối. Gây án xong, biết không thể trốn thoát, Trang đã nhảy cầu tự tử.

Mới nhất, vào khoảng 16 giờ ngày 2.10, tại một trường mầm non trong Khu dân cư Kiến Phát (P.6, TP.Tân An, Long An) xảy ra vụ bắt cóc trẻ em đòi tiền chuộc 2 tỉ đồng. Nạn nhân là bé gái L.M.C (3 tuổi, ngụ tại P.2, TP.Tân An), hung thủ là Nguyễn Thanh Sơn. Đến khoảng 21 giờ 20 cùng ngày, các đơn vị công an đã nhanh chóng bắt được Sơn khi đang trên đường lẩn trốn.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap