Code Blox Fruit

Mua tin không phải là "cây đũa thần"Quy định n&a truyền thông

【truyền thông】Mua tin để phòng, chống tham nhũng

Mua tin không phải là "cây đũa thần"

Quy định này nêu rõ việc mua tin không phải là một giao dịch dân sự mà là hình thức khuyến khích,đểphòngchốngthamnhũtruyền thông động viên nhằm phục vụ công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC). Người dân có thể gửi thông tin về Ban Chỉ đạo PCTNTC TP.HCM (BCĐ), các thành viên trong BCĐ và cơ quan thường trực là Ban Nội chính Thành ủy. Việc tiếp nhận thông tin theo nguyên tắc "đơn tuyến", nghĩa là người cung cấp thông tin (CCTT) chỉ gặp gỡ, trao đổi, làm việc, CCTT trực tiếp cho người tiếp nhận thông tin, không thông qua trung gian. Danh tính của người CCTT được ký hiệu bằng mã số và lưu trữ theo chế độ mật.

Một cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCMảnh: NGUYÊN VŨ

Một cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực TP.HCM

NGUYÊN VŨ

Giá trị, mức chi trả của thông tin được xem xét, xác định toàn diện theo kết luận, kết quả giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo mức độ, tính chất hành vi tham nhũng, tiêu cực. Người CCTT được nhận tối đa 10 triệu đồng/tin (vụ việc). Trường hợp thông tin do nhiều người cung cấp và được gửi đến nhiều nơi thì chỉ xem xét chi trả tiền mua tin 1 lần cho người cung cấp tin sớm nhất. Người CCTT có quyền không nhận tiền. Ngoài chi trả tiền mua tin, nếu nguồn tin cung cấp có giá trị cũng sẽ được khen thưởng phù hợp.

Về quy trình xử lý, thành viên BCĐ khi tiếp nhận thông tin rà soát ban đầu, lập phiếu chuyển đến Ban Nội chính Thành ủy để xử lý đối với các đơn đủ điều kiện trong 2 ngày làm việc. Trường hợp không thụ lý, BCĐ thông báo cho người CCTT trong 10 ngày làm việc, hoàn trả văn bản, tài liệu hoặc lưu trữ.

Tại buổi trao đổi với báo chí chiều 31.10, Thường trực Thành ủy TP.HCM cho biết trước khi ban hành quy định mua tin, thành phố căn cứ quy định của T.Ư và kinh nghiệm một số địa phương từng áp dụng. Lãnh đạo Thành ủy nhận định quy định mua tin không phải "cây đũa thần" để xử lý tham nhũng, tiêu cực. Có 3 yếu tố quyết định đến kết quả của chủ trương này gồm: tính hợp lý, phù hợp quy định; vận hành của cơ quan được giao nhiệm vụ; sự đồng hành tin tưởng, ủng hộ của người dân và doanh nghiệp.

Về giá trị mua tin tối đa 10 triệu đồng, mức chi này dựa theo quy định T.Ư và TP.HCM chọn mức tối đa. Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng BCĐ PCTNTC TP.HCM có thể xem xét, đánh giá nguồn tin đặc biệt quan trọng, hiệu quả để khen thưởng phù hợp. Lãnh đạo Thành ủy đánh giá người dân, cán bộ, đảng viên khi cung cấp tin về tham nhũng, tiêu cực thì mục tiêu xây dựng, đấu tranh là chính chứ không phải đi kiếm tiền.

Bảo vệ người cung cấp tin

TP.HCM không phải địa phương đầu tiên ban hành quy định về việc mua tin mà việc này được một số tỉnh áp dụng. Ông Diệp Văn Sơn, chuyên gia cải cách hành chính, nhìn nhận người dân không đặt nặng khi gửi thông tin tố cáo cán bộ tham nhũng, tiêu cực để nhận tiền, mà họ muốn cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý cán bộ vi phạm, bảo vệ lợi ích chung, hoặc lợi ích của họ. Như vậy, việc quan trọng nhất là phải bảo vệ được danh tính, thông tin cá nhân của người CCTT, tuyệt đối không được lộ, lọt dẫn đến người CCTT bị trù dập, đe dọa.

Điều này đòi hỏi người tiếp nhận, xử lý thông tin phải có đạo đức trong sáng, đủ bản lĩnh để "cầm cân nảy mực", xác định giá trị thông tin hữu ích cũng như phát hiện những thông tin bịa đặt, lợi dụng chủ trương của Đảng để hãm hại người tốt.

Ông Sơn nhìn nhận lâu nay người dân ngại tố cáo cán bộ vi phạm vì còn hoài nghi, lo sợ bị trả thù; nên khi có cơ chế rồi, các cơ quan ở TP.HCM phải thực hiện nghiêm túc để lấy lại niềm tin trong công cuộc PCTNTC. Ông Sơn cho rằng công khai, minh bạch là yếu tố quyết định đến niềm tin của người dân. Khi tiếp nhận thông tin, sử dụng được hay không thì cơ quan chức năng phải trả lời. Kết quả xử lý cần công khai, đăng tải trên các phương tiện truyền thông, tránh câu chuyện "đóng cửa bảo nhau".

Theo Thường trực Thành ủy TP.HCM, quy định mua tin là một bước kế thừa, phát huy Quy định 1374 năm 2017 của Thành ủy TP.HCM về quy trình giải quyết thông tin phản ánh liên quan các tập thể, cá nhân suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trong 5 năm, TP.HCM nhận 9.864 thông tin, trong đó thông tin từ ý kiến cử tri chiếm 22%, giám sát của cơ quan dân cử chiếm 16,5%, khiếu nại, tố cáo chiếm 49,5% và tin từ báo chí chiếm 12%, tỷ lệ thông tin được xử lý hơn 97%. Thông qua việc thực hiện quy định này, TP.HCM kỷ luật 15 tổ chức Đảng và 405 đảng viên, kỷ luật về chính quyền đối với 453 trường hợp.

Qua tổng kết 5 năm thực hiện Quy định 1374, Thành ủy TP.HCM nhận thấy có nhiều thông tin giá trị nhưng cũng nhiều thông tin phiến diện. Quy định mới sẽ nêu rõ trách nhiệm của người CCTT, không phải muốn nói gì thì nói. Việc này cũng là một cách bảo vệ cán bộ, đảng viên trước những tin vô căn cứ, quy chụp.

Thường trực Thành ủy TP.HCM khẳng định mong muốn cao nhất của quy định mua tin là phòng ngừa, răn đe, cảnh báo cán bộ, đảng viên nhằm thực hiện tốt chủ trương của thành phố mà Bí thư Thành ủy TP.HCM nhiều lần nhấn mạnh là cán bộ, đảng viên phải "làm đúng, làm tốt" chức trách, nhiệm vụ. Việc bảo vệ người CCTT căn cứ theo quy định hiện hành cũng như cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.

Các địa chỉ tiếp nhận thông tin

Người dân có thể cung cấp thông tin trực tiếp cho BCĐ, các thành viên BCĐ và bộ phận tiếp nhận thông tin của Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM. Địa điểm tiếp nhận có thể tại trụ sở Ban Tiếp công dân TP.HCM (15 Nguyễn Gia Thiều, P.Võ Thị Sáu, Q.3) do đại diện Ban Nội chính Thành ủy tiếp nhận, xử lý; hoặc trụ sở Ban Nội chính Thành ủy TP.HCM (137 Trương Định, P.Võ Thị Sáu, Q.3). Người dân cũng có thể gửi văn bản qua đường bưu điện, hoặc hộp thư điện tử [email protected]. Thông tin là văn bản giấy, file mềm, file ảnh, file video, ghi âm…

Nghệ An: 4 năm không mua được tin nào

Ngày 31.12.2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An ban hành Quy định số 02 về việc mua tin phục vụ công tác PCTNTC. Người cung cấp tin được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối, và được nhận khoản tiền cung cấp tin tương ứng với chất lượng của tin, tài liệu (thấp nhất là 500.000 đồng, cao nhất là 10 triệu đồng)… Người cung cấp tin được đề nghị Ban Nội chính kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bảo vệ theo quy định đối với người tố cáo tham nhũng khi có biểu hiện bị đe dọa, trả thù, trù dập. Quy định này ra đời được dư luận đánh giá cao khi khuyến khích người dân cung cấp tin, tài liệu về tham nhũng. Tuy nhiên sau 4 năm, đến nay Ban Nội chính Tỉnh ủy Nghệ An vẫn chưa thực hiện được việc mua tin tố giác tham nhũng, tiêu cực nào. Ông Hồ Lê Ngọc, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Nghệ An, cho biết việc mua tin phát sinh các mối quan hệ có tính chất pháp lý giữa người bán và người mua, chưa có hướng dẫn cụ thể để thực hiện việc mua tin, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến sai quy định. Nguồn kinh phí tỉnh cấp cũng chưa có nên chưa thể thực hiện việc mua tin. Những năm qua, Ban Nội chính phát hiện, tham mưu đề xuất xử lý nhiều vụ tham nhũng và "tham nhũng vặt" từ kênh thông tin dư luận, báo chí phản ánh, nắm địa bàn và qua kiểm tra, giám sát. Đến nay, những người cung cấp tin báo tố giác tham nhũng cũng chưa có ai mặc cả để bán tin. Tuy nhiên, với những nguồn tin có chất lượng tốt, người cung cấp tin sẽ nhận được bồi dưỡng phù hợp.

Khánh Hoan

Lâm Đồng: Người dân cung cấp chứ không bán tin

Chiều 31.10, ông Nguyễn Văn Yên, Phó trưởng ban Thường trực BCĐ PCTNTC tỉnh Lâm Đồng, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Lâm Đồng, cho biết quy định mua tin phục vụ công tác PCTNTC được nhiều tỉnh làm cách đây khoảng 10 năm. Lâm Đồng cũng làm như vậy, nhưng do Ban Nội chính ban hành quy định và quyết định mua tin từ ngân sách của Đảng và việc này đến thời điểm hiện tại không còn phù hợp. Tháng 2.2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành quy định mua tin phục vụ công tác PCTNTC trên địa bàn (Quy định số 20-QĐ/TU, ngày 1.2.2023) và Lâm Đồng là tỉnh đầu tiên ban hành quy định mua tin. Quy định về việc mua tin rất có giá trị trong công tác phòng chống tham nhũng, bởi khi nhân dân, cán bộ, đảng viên biết có quy định của Đảng như vậy đều ủng hộ và sẵn sàng phối hợp với cơ quan phòng chống tham nhũng để cung cấp thông tin, khiến những người có ý đồ sẽ tham nhũng hoặc đang tham nhũng sẽ phải dừng lại không dám làm.

Hằng tháng, Ban Nội chính đều nhận được đơn tố cáo ở nhiều lĩnh vực, trong đó có tham nhũng, tiêu cực mà người tố cáo ký tên và không có nhu cầu lấy tiền. Đây là vấn đề tích cực, không cần phải mua bán gì. Đơn tố cáo thì được xử lý và giữ bí mật cho người tố cáo. Người dân ủng hộ nhưng không có nhu cầu bán tin lấy tiền nên đến nay chưa dùng tiền ngân sách để mua tin nào.

Gia Bình

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap